Đặt phòng trực tuyến - Khách sạn Ngôi sao Liên Đô
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến: Hotline: 0818 363 969
Ngày đến Ngày đi Số lượng phòng Người lớn Trẻ em
Bảo Lộc trên đường phát triển “cao nguyên xanh” và “thủ đô trà” của Việt Nam
Thứ ba, 01/07/2014, 15:08 GMT+7 Lượt xem: 1685

Bảo Lộc trên đường phát triển “cao nguyên xanh” và “thủ đô trà” của Việt Nam

Sau 35 năm giải phóng và 16 năm chia tách từ huyện Bảo Lộc (cũ) để thành lập thị xã  Bảo Lộc đã phát triển thành trung tâm kinh tế - văn hóa ở khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Tháng 3-2009, Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng).

Dấu ấn đô thị trẻ

 

 

 

 

Bảo Lộc có lịch sử hình thành hơn một thế kỷ, từ khoảng năm 1890 – khi bác sĩ Yersin phát hiện và đặt tên vùng đất này là xứ B’Lao. Trong quá trình phát triển, đã có giai đoạn Bảo Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng (cũ). Đến năm 1994, huyện Bảo Lộc chia tách thành huyện Bảo Lâm và thị xã Bảo Lộc.

Từ đó, Bảo Lộc đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt để trở thành đô thị trung tâm phía Nam tỉnh Lâm Đồng.

Nếu Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch của cả nước thì Bảo Lộc (với 80% diện tích nằm ở độ cao 800 - 850m, khí hậu quanh năm mát mẻ) từ lâu được biết đến với thế mạnh về các loại cây công nghiệp như cây trà, cà phê và dâu tằm.

Bảo Lộc được mệnh danh là “thủ đô trà” của Việt Nam với hơn 8.400ha. Còn cây dâu tằm cũng đã một thời hoàng kim trên đất Bảo Lộc và đang được địa phương đầu tư để phục hồi. Bảo Lộc cũng là trung tâm sản xuất giống cây công nghiệp phục vụ các vùng nông nghiệp của tỉnh và lân cận.

Chính những lợi thế về sản xuất cây công nghiệp đó đã tạo tiền đề để ngành công nghiệp chế biến của Bảo Lộc phát triển. Nhiều công ty chế biến trà, cà phê đang hoạt động hiệu quả, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong kinh tế của Bảo Lộc.

Nghị quyết số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã xác định Bảo Lộc là đô thị công nghiệp của tỉnh. Từ đó, các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và đi vào hoạt động. Riêng khu công nghiệp Lộc Sơn đã có 32 dự án được cấp phép với số vốn đầu tư 1.240 tỷ đồng và 25,7 triệu USD.

Nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, là cầu nối giữa Đà Lạt với TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có các tuyến đường lưu thông thuận tiện đến Đắc Nông, Bình Thuận…, Bảo Lộc có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại - dịch vụ.

Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trung tâm được đầu tư xây dựng, trong đó có chi nhánh siêu thị Co.opMart. Nhiều dự án đầu tư với nguồn vốn hàng chục triệu USD như khu thương mại – khách sạn Central, khu thương mại B’Lao Xanh… cũng đang được xúc tiến triển khai.

Nhưng ấn tượng nhất ở Bảo Lộc có lẽ là việc hình thành phố trà dọc quốc lộ 20 với nhiều thương hiệu trà nổi tiếng như: Tâm Châu, Trâm Anh, Thiên Hương, Đỗ Hữu, Quốc Thái… Ngoài mục đích bán và quảng bá sản phẩm, phố trà đã góp phần giới thiệu, quảng bá một cách hiệu quả hình ảnh Bảo Lộc đến bè bạn trong và ngoài nước.

Thành phố “cao nguyên xanh”

Ông Phạm Quang Tường, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc cho rằng, việc Bảo Lộc trở thành thành phố là tiền đề, cơ hội lớn để địa phương phát triển trong thời gian tới. Trong đó, quan trọng nhất là củng cố được niềm tin của nhà đầu tư để họ mạnh dạn tiếp tục có thêm nhiều dự án đầu tư vào Bảo Lộc.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, địa phương sẽ quy hoạch tổng thể không gian đô thị và phân khu chức năng. Cùng với các khu dân cư hiện hữu, Bảo Lộc sẽ quy hoạch các khu đô thị mới về hướng Nam, dọc sông Đại Bình. Trung tâm dịch vụ được bố trí ở khu vực giao lộ quốc lộ 20 và quốc lộ 55.

Về công nghiệp, bên cạnh khu công nghiệp Lộc Sơn đóng vai trò chủ đạo, sẽ có thêm khu công nghiệp Đại Lào và các cụm công nghiệp sạch, cụm công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng…

Cơ cấu kinh tế của Bảo Lộc được xác định dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng (chiếm 45% – 50%) và thương mại - dịch vụ (40% – 45%), giảm tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp còn 10%.

Mục tiêu phấn đấu trong năm nay sẽ đưa công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa và vật liệu xây dựng lấp đầy khu công nghiệp Lộc Sơn giai đoạn 1 (120 ha), đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng cụm công nghiệp sạch Lộc Phát (50 ha) và lấp đầy 70% vào năm 2011, tiếp tục phát huy lợi thế các ngành sản xuất và chế biến trà, cà phê, dâu tằm…

Tuy vậy, phát triển công nghiệp phải theo hướng bền vững, không phá vỡ cảnh quan và nhất là vùng khí hậu mát mẻ - nguồn tài nguyên vô giá của Bảo Lộc – ông Tường nhấn mạnh.

Để xây dựng TP Bảo Lộc phát triển gắn với thương hiệu “cao nguyên xanh”, các khu đô thị, các dự án và công trình kiến trúc của Bảo Lộc sẽ quy hoạch theo yêu cầu tạo được nét đặc thù, có cảnh quan kiến trúc, có khu vui chơi, giải trí.

Trước mắt, thành phố Bảo Lộc sẽ tập trung hoàn thành một số công trình có điểm nhấn về kiến trúc như: chợ trung tâm, khách sạn 24 tầng, trung tâm B’Lao Xanh, khu vui chơi giải trí Sa-Pung…


Theo Internet



Giới hạn tin theo ngày :   từ     đến    

Banner Like Facebook